Có lẽ những ai đã và đang sử dụng hàng nội địa Nhật Bản hay các sản phẩm Nhật Bản khác sẽ luôn có những thắc đại loại như là “ Hàng nội địa Nhật và hàng Nhật xuất khẩu khác nhau thế nào và vì sao ?” “Hàng Made in Japan là như thế nào”… Vậy làm thế nào để phân biệt tốt 2 loại trên?
Hãy cùng JPLife đi tìm đáp án cho câu hỏi này nhé!
1.Định nghĩa về hàng gắn mác “Made in Japan”
Các sản phẩm gắn mác “Made in Japan” thường được đánh giá rất cao về chất lượng. Và là một trong những sản phẩm đáng được tin cậy nhất trên thế giới. Tuy nhiên, những dòng sản phẩm “Made in Japan” bạn đang dùng liệu có phải là những sản phẩm mà bạn đang kì vọng ?
Theo JPLife Việt Nam được biết thì chỉ cần khâu sản xuất cuối cùng được sản xuất tại Nhật sẽ được gắn mác “Made in Japan”.
Các trường hợp khác như:
Sử dụng nguyên liệu của Nhật và sản xuất tại Nhật
Sử dụng các nguyên liệu tại nước ngoài nhưng sản xuất tại Nhật
Ngoài ra, với các trường hợp như: Một đôi giày được may tại nước khác sau đó vận chuyển về Nhật. Tại Nhật sẽ tiến hành các bước cuối cùng như là chỉnh sửa và đóng hộp. Vẫn sẽ được gắn mác “Made in Japan” .
🔑 Vậy hàng nội địa Nhật và hàng Nhật xuất khẩu khác nhau như thế nào?
2.Hàng nội địa Nhật Bản JDM (Japanese Domestic Market )
Hàng nội địa Nhật là những sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong thị trường Nhật Bản, và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của Nhật Bản.Nhật chỉ sản xuất riêng cho cho người dân trong nước sử dụng mà không xuất khẩu sang các nước khác.
Đặc biệt, hàng nội địa Nhật không chỉ mác gắn cho riêng cho các sản phẩm “Made in Japan”. Mà các sản phẩm của các quốc gia khác nhưng khi nhập về thị trường Nhật và được sản xuất đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn và chất lượng của Nhật thì vẫn được gọi là hàng nội địa Nhật. Vì vậy, ngay cả khi sản phẩm có gắn mác “Made in China” hay “Made in Thailand” nếu bạn mua trực tiếp tại thị trường Nhật thì vẫn hãy cứ yên tâm vì đó là hàng nội địa Nhật Bản.
Hàng nội địa Nhật thường có bao bì rất đơn giản, thực dụng, tiện lợi. Thậm chí nhiều sản phẩm còn không seal, chỉ ghi ngày sản xuất mà không có hạn sử dụng. Trên bao bì 100% toàn chữ Nhật ngoại trừ tên sản phẩm. Tuy nhiên, nếu một sản phẩm có 1 hoặc vài bộ phận sản xuất tại Quốc gia khác, họ sẽ ghi rất chi tiết. Cái gì sản xuất ở ngoài? Cái gì sản xuất ở nước họ. Nhưng đã gắn mác HÀNG NỘI ĐỊA NHẬT thì khâu kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn của Nhật đề ra đều nghiêm ngặt và khắt khe như nhau. Hoàn toàn không thay đổi về chất lượng.
Mã vạch hàng Nhật nội địa. Hệ thống mã vạch hàng nội địa Nhật Bản viết tắt là JAN (Japanese Article number). Lúc đầu, mã số cấp cho Nhật Bản là 49. Sau đó cung cấp thêm mã số nữa là 45. Vì thế Nhật Bản hiện nay có cả hai mã số mã vạch là 49 và 45.
Mã vạch hàng Nhật nội địa chuẩn gồm 13 chữ số, phần đầu giống short version, phần đuôi thêm mã sản phẩm và mã kiểm tra sản phẩm
3.Hàng Nhật xuất khẩu OME ( Oversea Market Exported )
Hàng Nhật xuất khẩu là hàng được sản xuất để cung cấp cho thị trường nước ngoài, thường được trau chuốt hơn về hình thức, bao bì sử dụng nhiều tiếng Anh. Họ điều chỉnh về hình thức, thành phần cho phù hợp hơn với thị trường xuất khẩu. Mẫu mã khác, bao bì khác nhưng chất lượng vẫn đảm bảo những tiêu chí nghiêm ngặt về sản phẩm mà Nhật đề ra. Tuy nhiên, chi phối hơn cả vẫn là việc phải chuẩn hóa theo yêu cầu tiêu chuẩn của nước tiêu thụ lô hàng này.
Khi hàng xuất ra nước khác, sẽ gặp phải sự cạnh tranh. Khi cạnh tranh, không những chất lượng mà giá cũng là một yếu tố chủ chốt. Chính vì vậy, khi sản xuất hàng xuất khẩu thường sẽ có những thay đổi nhỏ. Nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí nghiêm ngặt về chất lượng mà Nhật đề ra, nhưng đôi khi vì là hàng xuất khẩu ra nước ngoài nên đã được điều chỉnh đề phù hợp hơn với thị trường bản địa và quan trọng là cho ra một giá phải chăng
4.Phép so sánh thực tế
Người Nhật, trong làm ăn kinh doanh họ luôn luôn tôn trọng các đối tác . Tuy nhiên, tiêu chuẩn của mỗi một quốc gia là khác nhau. Và thị trường Nhật là thị trường đặt ra quy chuẩn rất cao về chất lượng dẫn đến có sự khác biệt. Vẫn sẽ có những hãng dùng hàng nội địa đem đi xuất khẩu. Tuy nhiên, số lượng này thường ít và họ lựa chọn cách đối tác cũng vô cũng kĩ lưỡng.
Người Nhật quan trong chất lượng hơn giá cả. Tại sao lạ có thể kết như vậy?
Thực ra không phải là họ không quan đến giá cả mà bởi vì so với mức thu nhập của họ thì việc mua một món hàng là việc hết sức đơn giản. Ta hay thử làm 1 bài toán nhé!
Mức lương parttime ở Việt Nam: 25-27.000 VND/h (lương cao)
Mức lương parttime ở Nhật: 190-210.000 VND/h (lương trung bình)
Ví dụ : một hộp thuốc xương khớp Glucosamine giá 2.500 円 + thuế quy ra tiền Việt tầm 560.000 VND
Vậy nếu là người Việt Nam muốn mua thì sẽ mất khoảng 21.6-25 giờ làm. Còn nếu là người Nhật bạn thì chỉ mất khoảng 2.5- 3h làm.
Vậy liệu rằng với người Nhật vấn đề giá cả có quá thực sự khó với họ không?
Thực ra không thể khẳng định hàng nào tốt hơn hàng nào. Tuy nhiên, nếu bạn nắm vững được những kiến thức này,thì các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ khi lựa chọn. Đặc biệt về chất lượng và giá tiền sản phẩm Nhật mà bạn đã đang và sẽ mua, sử dụng trong hiên tại và tương lai.
5.Làm thế nào để mua hàng nội địa Nhật tại Việt Nam
Có thể chọn mua được sản phẩm hàng Nhật nội địa tại Việt Nam là không hề dễ với khách hàng chưa hiểu rõ về các sản phẩm Nhật nội địa. Cùng với đó, có rất nhiều các thương hiệu Nhật đã có mặt tại Việt Nam, nhưng hầu hết là hàng xuất khẩu, để mua được một sản phẩm Nhật xuất là vô cùng dễ . Còn với hàng nội địa thì ít hơn, chủ yếu là xách tay qua đường hàng không. Vì thế sẽ gặp phải một số vấn đề về giá và chất lượng. Khách hàng có thể bị mua với mức giá quá đắt hoặc mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại Việt Nam, rất nhiều đơn vị cung cấp các sản phẩm từ xứ mặt trời mọc ra đời, mang đến sự thuận tiện, yên tâm cho khách hàng khi mua sắm. Hãy đến JPLife một cơ sở uy tín chuyên cung cấp các mặt hàng nội địa Nhật chính hãng. Các sản phẩm của JPLife đã được Bộ Y Tế Việt Nam kiểm định chất lượng và cấp giấy chứng nhận được phép nhập khẩu và phân phối tại thị trường Việt Nam.
JPLife sẽ cung cấp đa dạng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp… thuộc nhiều các thương hiệu uy tín, đem lại cho người tiêu dùng nhiều sự tiện lợi và thật nhiều sự lựa chọn.
Hotline: 0822.721.555 Website: jplife.vn
Nhập khẩu và phân phối bởi: Công ty TNHH JPLIFE VIỆT NAM
Cảm ơn các bạn đã xem bài viết này!
Website chính thức của chúng tôi tại: https://jplife.vn/
Xem các bài viết review và tư vấn sản phẩm tại: https://jplife.vn/tu-van/
Xem sản phẩm mỹ phẩm nội địa Nhật Bản tại: https://jplife.vn/san-pham/
- JPLife – Siêu thị hàng nôi địa Nhật Bản (2010 – 2023) - 4 Tháng ba, 2023
- Hàng nội địa Nhật là gì? Chất lượng và phân biệt ra sao? 2023 - 3 Tháng ba, 2023
- Mua hàng nội địa Nhật ở đâu? 2023 - 2 Tháng ba, 2023
Pingback: Phân biệt Hàng nội địa Nhật thật và hàng giả 2023 chuẩn 100%
Pingback: Vì sao hàng nội địa Nhật ở Việt Nam lại có giá rẻ hơn ở chính quốc? 2023
Pingback: JPLife - Siêu thị hàng nôi địa Nhật Bản (2010 - 2023)
Pingback: Hàng nội địa Nhật - 5 bước chăm sóc da mặt hiệu quả
Pingback: 7 KINH NGHIỆM MUA HÀNG NỘI ĐỊA NHẬT GIÚP BẠN MUA ĐÂU CHUẨN ĐÓ
Pingback: CHẤT LƯỢNG HÀNG NỘI ĐỊA NHẬT ĐỈNH CAO LÀ DO 4 YẾU TỐ NÀY